Cách nhận biết Tin giả

Trực tuyến

Tin giả có nhiều phiên bản, nhân vật chính và các động cơ khác nhau.[75] Tin giả không bị giới hạn ở một lĩnh vực, phạm vi mà có thể bao gồm :

Nội dung giật gân mang tính thương mại: Những tin giả kiểu này thường không có cơ sở thực tế. Mục tiêu chính của những người “sáng tác” là thu hút lượng truy cập tới website để tăng thu nhập từ quảng cáo.

Thông tin pha thật, trộn giả gây nhiễu: Mục tiêu không phải là thu nhập, kiếm tiền từ quảng cáo mà là tạo sự ảnh hưởng. Tin giả kiểu này có thể được tạo ra với nội dung mang tính phản ánh, dẫn lại ý kiến từ chuyên gia cho công chúng, nhưng lại nhằm chia rẽ hoặc làm ảnh hưởng đến một ứng cử viên khi đang chạy đua giành một chức vụ nào đó. Nội dung có thể được tạo ra từ các câu chuyện thật nhưng được xào xáo, cắt ghép để chúng có nét nghĩa khác hoặc những nội dung có khả năng kích động quần chúng.

Các trang tin có tên miền hơi quen thuộc: Thông tin đưa ra dưới các trang tin có tên miền như cnn.co thoạt nhìn khiến người đọc tưởng đó là nguồn tin cậy. Nhưng thực ra, đó chỉ là các tin được chỉnh sửa theo chiều hướng có lợi cho một cá nhân, đảng phái nào đó và luôn công khai ủng hộ quan điểm chính trị nhất định.

Tin tức trên mạng xã hội: Twitter, Facebook là môi trường dễ dàng cho các tin giả được phát tán với cấp số nhân. Nó đặc biệt nghiêm trọng khi kẻ phát tán nắm được các dữ liệu về người dùng để chọn thời điểm xuất hiện, chủ đề ăn khách với các lứa tuổi và xuất hiện tại các góc màn hình, chuyên mục mà mỗi người dùng có thói quen đọc. Bởi vậy, ngay cả khi có tin đính chính, thì cũng đã quá muộn bởi tin giả đã đi vòng quanh thế giới.[76]

Sơ đồ tóm tắt

Liên đoàn các hiệp hội và tổ chức thư viện quốc tế (IFLA) đã xuất bản một bản tóm tắt dưới dạng sơ đồ (hình bên phải) để hỗ trợ mọi người nhận ra tin tức giả mạo.

  1. Xem xét nguồn gốc của thông tin
  2. Đọc qua tiêu đề
  3. Kiểm tra tác giả của thông tin
  4. Đánh giá các nguồn thông tin được cung cấp trong tin tức
  5. Kiểm tra ngày xuất bản
  6. Xác nhận xem đó có phải trò đùa (châm biếm hoặc giễu nhại)
  7. Xem xét lại những thành kiến của bạn về tin tức
  8. Hỏi lại các chuyên gia.

Tin tức giả mạo ngày càng trở nên phổ biến trong vài năm qua, với hơn 100 bài báo và tin đồn không chính xác được lan truyền không ngừng chỉ liên quan đến Bầu cử tổng thống Hoa Kỳ 2016[77]. Những bài báo giả mạo này có xu hướng đến từ các trang web tin tức châm biếm hoặc các trang web cá nhân với mục đích khuyến khích tuyên truyền thông tin sai lệch, dưới dạng clickbait hoặc để phục vụ mục đích khác. Vì họ thường hy vọng cố tình quảng bá thông tin không chính xác, những bài viết như vậy khá khó phát hiện. Khi xác định một nguồn thông tin, người ta phải xem xét nhiều thuộc tính, bao gồm nhưng không giới hạn ở nội dung của email và các cam kết truyền thông xã hội cụ thể, ngôn ngữ thường gây viêm trong tin tức giả hơn các bài báo thực, một phần vì mục đích là để gây nhầm lẫn và tạo các mồi nhử nhấp chuột. Hơn nữa, các kỹ thuật mô hình hóa như mã hóa n-gram và bag of words đã đóng vai trò là các kỹ thuật ngôn ngữ khác để xác định tính hợp pháp của một nguồn tin tức.[78] Trên hết, các nhà nghiên cứu đã xác định rằng các tín hiệu dựa trên hình ảnh cũng đóng vai trò trong việc phân loại một bài báo, cụ thể một số tính năng có thể được thiết kế để đánh giá xem một bức ảnh có hợp pháp không và cung cấp sự rõ ràng hơn về tin tức. Ngoài ra còn có nhiều tính năng bối cảnh xã hội có thể đóng một vai trò, cũng như mô hình truyền bá tin tức. Các trang web như là Snopes, cố gắng phát hiện thông tin một cách thủ công, trong khi các trường đại học nhất định đang cố gắng xây dựng các mô hình toán học để tự làm điều này.[77]

Khi sử dụng hòm thư điện tử, không mở các thư điện tử không rõ nguồn gốc; không tải, mở các tập tin, đường dẫn lạ khi không chắc chắn về nguồn gốc, địa chỉ hòm thư người gửi. Cần chú ý kiểm tra tên địa chỉ hòm thư thật kỹ, tội phạm mạng thường sử dụng các ký tự gần giống nhau để đánh lừa người nhận, Chẳng hạn “boyte” thành “boyle”, “microsoft” thành”mlcrosoft”.[79]

Ngoại tuyến

1. Báo chí

Thực tế cho thấy, cùng với sự vào cuộc của toàn bộ hệ thống chính trị và việc cảnh báo người dân trong lựa chọn thông tin khi mà mỗi ngày họ đang tiếp cận rất nhiều nguồn cung cấp thông tin dễ dẫn đến nhiễu loạn, mất phương hướng, thì vai trò của báo chí đang được gửi gắm nhiều kỳ vọng. Vì trong “cuộc đua” về thông tin, hơn ai hết báo chí đang nắm giữ nhiều lợi thế. Đưa tin đúng là chưa đủ mà các nhà báo cần có nghĩa vụ vạch trần và dập tắt tin giả cũng như thông tin bị bóp méo; tăng thêm lượng thông tin sạch cho người dân, hạn chế cơ hội cho những đối tượng lợi dụng sự kém hiểu biết,sự tò mò của người dân… để kích động, trục lợi. Do đó, để phát huy vai trò của báo chí trong cuộc chiến chống tin giả, chắc chắn không có gì hơn là tăng cường sự lành mạnh của báo chí, cung cấp thông tin nhanh nhạy song trung thực, chính xác.[80]

2. Quảng cáo TV

Các chuyên gia phân tích thị trường quảng cáo vẫn cho rằng không thể đánh giá thấp vai trò của quảng cáo truyền thống trên tivi bởi quảng cáo trên mạng cũng có một điểm yếu so với truyền hình đó là dễ bị ảnh hưởng bởi thông tin giả, thông tin sai lệch. Vì vậy, War room đã ra đời với sứ mệnh ngăn chặn tin giả mạo. War room là nơi các trưởng phòng và trưởng các bộ phận của Facebook cùng ngồi lại với nhau để tìm ra giải pháp chống lại tin giả trong chiến dịch bao gồm 3 trụ cột chính. Đó là triệt hạ tài khoản giả mạo; minh bạch quảng cáo; xử lý phát tán tin giả mạo và sai sự thật.[81]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tin giả http://libraryguides.vu.edu.au/c.php?g=460840&p=53... http://politi.co/2FaV5W9 http://www.cnn.com/2016/12/05/opinions/suing-fake-... http://abcnews.go.com/Technology/fake-news-stories... http://history.com/this-day-in-history/the-great-m... http://slate.com/blogs/future_tense/2017/08/08/fac... http://libraryproxy.tulsacc.edu:2076/ehost/detail/... http://www.libraryproxy.tulsacc.edu:2060/ehost/pdf... http://www.politico.eu/article/fake-news-busters-g... //dx.doi.org/10.1080%2F0020174x.2018.1508363